Câu hỏi chung
Ứng dụng, phần mềm, nhân sự, hiệu quả, ...
Digital Signage hoạt động như thế nào? Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước một bảng hiệu lớn, nhưng thay vì là một pano in laser hay vẽ tay, nó là một màn hình LCD hay LED. Đây là cách nó hoạt động:
Phần mềm quản lý nội dung (Content - Management - System - CMS): Đây là bộ não của hệ thống. Nó giúp bạn tạo và quản lý nội dung hiển thị trên các màn hình. Bạn có thể thêm hình ảnh, video, thông báo, thời tiết, menu nhà hàng, và nhiều thứ khác vào CMS.
Phần thiết bị:
- Màn hình: Các màn hình điện tử, thường là LCD TV hoặc màn hình LED, được gắn trên tường hoặc treo từ trần.
- Đầu phát nội dung (Media Player): Đây là máy tính chạy phần mềm CMS và kết nối với màn hình. Nó giúp hiển thị nội dung trên màn hình. Với Smart TV phổ biện hiện nay, chúng ta có thể tận dụng bộ máy tính bên trong của TV để làm media player dễ dàng.
- Kết nối: Đường truyền kết nối màn hình với máy tính, có thể là dây cáp, Wi-Fi hoặc 3G/4G.
Nội dung hình ảnh, video,... được phần mềm CMS sắp xếp và tổng hợp lại và gửi đến media player để chạy, media player thông qua cáp video sẽ gửi các nội dung này lên màn hình LCD để hiển thị theo một trình tự (lịch trình) xác định trước.
Bạn tham khảo bài viết này thêm: Các thành phần của hệ thống Digital Signage
Ứng dụng Digital Signage phù hợp với rất nhiều loại hình và quy mô doanh nghiệp và đơn vị khác nhau, nhưng khó mà nói nó có thể dùng cho tất cả.
Nếu bạn có nhu cầu truyền tải nhiều thông tin, thông điệp hay nội dung khác nhau, và các nội dung này cần thay đổi khá là thường xuyên, hoặc cần tạo một môi trường dễ chịu người xem trong khi họ chờ đợi, thì ứng dụng Digital Signage là một lựa chọn tốt cho Bạn.
Digital Signage cũng có thể bổ sung cho các bảng hiệu hay poster tĩnh của bạn để gia tăng hiệu quả việc chuyển tải nội dung đến người xem bằng cách sử dụng hình ảnh và video đầy màu sắc và sống động hơn.
Nếu các cách thức tiếp thị, quảng cáo hay truyền thông của Bạn hiện tại chưa được hiệu quả lắm, Bạn có thể cân nhắc việc sử dụng Digital Signage xem có kết quả tốt hơn không?
Phần mềm Digital Signage, còn gọi là phần mềm CMS (Content Management System), là một thành phần quan trọng của hệ thống Digital Signage. Nó cho phép Bạn thiết kế giao diện, quản lý nội dung và lịch trình hiển thị trên các màn hình khác nhau từ xa.
Lựa chọn phần mềm Digital Signage (viết tắt là DS) phù hợp nhất với nhu cầu của Bạn là một quyết định quan trọng và không dễ dàng để có một hệ thống DS hiệu quả. Bạn trước hết phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Mục tiêu kinh doanh của Bạn là gì? Bạn nên xác định rõ những gì Bạn muốn đạt được với hệ thống DS, ví dụ như tăng doanh số bán hàng, cải thiện thương hiệu, hay tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Phần mềm nào phù hợp với nhu cầu của Bạn? Bạn nên nghiên cứu và so sánh các tính năng, ưu điểm và nhược điểm của các phần mềm khác nhau. Bạn cũng nên xem các đánh giá và xếp hạng của người đã dùng phần mềm bạn quan tâm để có cái nhìn tổng quan.
- Phần mềm có dễ sử dụng và quản lý không? Bạn nên chọn một phần mềm có giao diện thân thiện, trực quan và linh hoạt. Bạn cũng nên chọn một phần mềm có hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng chi tiết.
- Phần mềm có tương thích với thiết bị và kết nối của Bạn không? Bạn nên chọn một phần mềm có thể hoạt động trên các loại máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng khác nhau mà Bạn đang có hay định đầu tư.
- Phần mềm có giá cả hợp lý không? Bạn nên chọn một phần mềm có giá cả phù hợp với ngân sách và chi phí vận hành của Bạn. Bạn cũng nên xem xét các chi phí phát sinh như bản quyền, thiết kế, quản trị, cập nhật hoặc bảo trì.
- Phần mềm có đáp ứng được các yêu cầu về an ninh và bảo mật không? Bạn nên chọn một phần mềm có các tính năng bảo vệ dữ liệu và thông tin của bạn khỏi các rủi ro như virus, hacker hoặc trộm cắp.
- Phần mềm có hỗ trợ các loại nội dung khác nhau không? Bạn nên chọn một phần mềm có thể hiển thị các loại nội dung như hình ảnh, video, âm thanh, văn bản hoặc đồ họa mà Bạn cần sử dụng. Bạn cũng nên chọn một phần mềm có thể tùy biến và cập nhật nội dung dễ dàng.
Đây là những câu hỏi phổ biến liên quan đến việc lựa chọn một phần mềm Digital Signage phù hợp nhất. Bạn có thể dùng chúng để so sánh và đánh giá các phần mềm khác nhau.
Đo lường hiệu quả của hệ thống Digital Signage (viết tắt DS) đối với khách hàng hay người xem là một bước quan trọng để cải thiện và tối ưu hóa chiến lược truyền thông của bạn. Có nhiều cách để đo lường hiệu quả của DS, tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của bạn. Dưới đây là một số cách phổ biến:
- Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Bạn có thể sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thu thập các thông tin về khán giả của bạn, như số lượng, giới tính, độ tuổi, thời gian xem và cảm xúc hay hành vi khi xem. Bạn có thể sử dụng các thông tin này để phân tích sự thu hút và phản ứng của khán giả với DS của bạn.
- Sử dụng các thiết bị đo đếm lượng người đi qua hay dùng lại tại khu vực đặt màn hình DS, hay các công cụ vẽ bản đồ phân bố người xem (heat map). So sánh kết quả đo trước và sau khi áp dụng hệ thống DS sẽ cho Bạn biết mức độ hiệu quả của DS.
- Sử dụng dữ liệu bán hàng: Bạn có thể sử dụng dữ liệu bán hàng lấy từ hệ thống POS để so sánh doanh số trước và sau khi triển khai DS. Bạn cũng có thể liên kết dữ liệu bán hàng với các khu vực trong cửa hàng có màn hình để xác định ảnh hưởng của mỗi màn hình DS đến hành vi mua sắm của khách hàng.
- Sử dụng khảo sát hoặc phỏng vấn. Bạn có thể sử dụng bảng khảo sát hoặc phỏng vấn để thu thập ý kiến trực tiếp từ khách hàng về DS của bạn. Bạn có thể hỏi khách hàng về sự nhận biết, nhớ lại nội dung hay thông điệp trên đó, ý định và hành động sau khi xem DS. Bạn cũng có thể yêu cầu khách hàng đưa ra các góp ý hoặc đề xuất để cải thiện hệ thống DS về mặt giao diện thiết kế hay nội dung, tần suất phát.
Các phần mềm CMS dành cho Digital Signage đều tương thích với các định dạng file phổ biến nhất.
Phần mềm CMS có thể hỗ trợ nhiều loại file multimedia khác nhau, bao gồm ảnh (JPG, PNG, GIF), video (MP4, FLV, MOV), âm thanh (MP3, WAV), HTML5 và RSS, live streaming RTMP, WebRTC, ...
Phần lớn phần mềm CMS của Digital Signage đều có cung cấp các biểu mẫu nội dung đã được thiết kế sẵn (signage templates) để bạn có thể nhanh chóng bắt đầu thiết kế một giao diện hiển thị cho Digital Signage. Phần mềm càng tốt càng có nhiều mẫu thiết kế sẵn. Bạn có thể chọn từ nhiều biểu mẫu khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Sau khi chọn biểu mẫu, bạn có thể sửa đổi nó (các chi tiết về nội dung, logo, hình ảnh, video,...) để phù hợp với yêu cầu của bạn.
Bạn cần lưu ý là tùy theo đối tượng phục vụ của nhà sản xuất phần mềm CMS, các mẫu thiết kế chỉ tập trung vào một số lĩnh vực họ nhắm đến thôi. Ví dụ nếu họ tập trung vào khách hàng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn thì có thể họ không có các mẫu thiết kế dành cho ngân hàng, y tế hay nhà máy.
Các nhà cung cấp phần mềm quản lý Digital Signage đều chú trọng việc bảo mật phần mềm bằng nhiều cách khác nhau. Riêng đối với phần mềm quản lý DS được cung cấp ở dang SaaS, bảo mật còn được chú trọng hơn vì mọi hoạt động diễn ra trên mạng internet. Do đó Bạn yên tâm về vấn đề bảo mật nhá.
Nếu cửa tiệm của Bạn chỉ cần một vài màn hình Digital Signage, Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số phần mềm đơn giản, có thể miễn phí hay rất rẻ. Các phần mềm này dễ sử dụng, không có yêu cầu về trình độ tin học gì.
Bạn cần có nhân viên chuyên trách về IT và thiết kế nội dung khi nhu cầu về hệ thống Digital Signage có một hay nhiều các yếu tố sau:
- Có số lượng màn hình lớn, lên đến hàng trăm hay hơn và được lắp đặt ở một khu vực rộng lớn như sân bay, nhà ga, TTTM, sân vận động, trường học, khu resort, casino, công viên giải trí, bảo tàng, khu tòa nhà lớn, nhà máy lớn, ... Hay lắp đặt ở nhiều địa điểm xa nhau như chuỗi cửa hàng, chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh thành hay nước ngoài.
- Màn hình của bạn có nhiều loại khác nhau cùng lúc: Màn hình LED, LCD, màn hình cảm ứng, videowall, ...
- Nội dung hiển thị phong phú và chuyên nghiệp, thay đổi nhanh trong ngày và trong tuần. Mỗi màn hình hay nhóm màn hình đều có nội dung và lịch phát khác nhau tùy theo chức năng, vị trí lắp đặt, thời điểm trong ngày, đối tượng người xem, ...
- Hệ thống Digital Signage là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh - sản xuất của Bạn, đáp ứng cùng lúc nhiều mục tiêu quan trọng như tăng doanh số và lợi nhuận, giảm chi phí, tăng trải nghiệm khách hàng, chăm sóc khách hàng, truyền thông nội bộ, cập nhật tình hình kinh doanh - sản xuất, ...
- Có tích hợp với các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác nhau (ERP, PMS, POS, MIS,...) với hệ thống Digital Signage.
- Có yêu cầu cao về bảo mật và an ninh mạng lưới.
- Quản lý hệ thống tập trung, có phân cấp và phân quyền về thiết kế, nội dung, lịch phát và quản lý thiết bị.
Khi Bạn có một hệ thống Digital Signage lớn, nghĩa là Bạn đã đầu tư rất nhiều tiền vào phần mềm và phần cứng, thì Bạn cần đầu tư thêm về con người để khai thác, vận hành và bảo trì hệ thống này hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể thuê ngoài một phần công việc, ví dụ phần thiết kế giao diện, bảo trì - sửa chữa thiết bị, ...
Rất tiếc khi nghe Bạn nói như vậy. Chúng tôi không biết hệ thống Digital Signage (DS) của Bạn được đầu tư lâu chưa, quy mô ra sao, sử dụng phần mềm và thiết bị của ai, quy trình thiết kế, lập lịch và quản lý thiết bị như thế nào, ... ? Do đó chúng tôi khó có thể đưa ra một tư vấn chính xác cho Bạn. Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, một số nguyên nhân sau khiến hệ thống DS không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp:
- Hệ thống đầu tư đã lâu, do đó các thiết bị như màn hình, media player,... đã hư hỏng nhiều, chạy không ổn định, hay gặp sự cố.
- Phần mềm quản lý hệ thống DS có công nghệ đã lạc hậu, có thể là bản cài trên máy tính chủ, ít được cập nhật hay không còn được cập nhật từ hãng phát triển phần mềm, sử dụng khó khăn, bất tiện và chưa đáp ứng các mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp.
- Nội dung hiển thị trên màn hình ít được cập nhật, đổi mới, chất lượng thiết kế về mặt thẩm mỹ và thông tin là thấp, không bắt mắt, thu hút người xem hay không đáp ứng mục tiêu ban đầu.
- Lịch phát nội dung không hợp lý, không linh hoạt, và chưa phù hợp với đối tượng người xem ở vị trí lắp đặt.
- Việc giám sát thiết bị từ xa gặp khó khăn hay thậm chí không làm được, do đó không phát hiện kịp thời các sự cố như màn hình hay media player mất điện, mất kết nối, bị treo, không đồng bộ được nội dung và lịch phát,... Việc khắc phục xử lý chậm ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống.
- Nhân viên phụ trách thiết kế giao diện, làm nội dung, quản lý thiết bị, ... có kỹ năng chưa phù hợp, thiếu trách nhiệm, chưa chủ động đổi mới sáng tạo hay tìm tòi khai thác hết tính năng của hệ thống, hay chủ động đề xuất nâng cấp hệ thống hàng năm.
Lý do có thể là do bộ phận phụ trách chưa phù hợp, nhân viên phụ trách thay đổi nhiều, nhân viên bán chuyên trách, chưa có quy trình khai thác vận hành và bảo trì, quy trình thu thập đánh giá và phản hồi của người xem phù hợp. - Hệ thống không được cấp chi phí vận hành, bảo trì sửa chữa và nâng cấp hàng năm phù hợp.
Khi Bạn thấy được nguyên nhân nào là đúng cho trường hợp của mình, Bạn có thể xem xét việc khắc phục nó, đồng thời nâng cấp và mở rộng hệ thống DS hiện tại để đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Bạn cũng nên mạnh dạn loạt bỏ các vị trí lắp màn hình DS mang lại ít hiệu quả để chuyển sang các vị trí mới có nhu cầu cao hơn.
Tùy theo mục đích ứng dụng của từng màn hình, các phòng ban có liên quan cần phải tham gia sâu vào việc thiết kế giao diện, nội dung và lập lịch, chọn màn hình hiển thị, ... để tận dụng kiến thức chuyên môn của họ cho hệ thống DS. Ví dụ phòng Marketing chịu trách nhiệm về nội dung liên quan tiếp thị và quảng cáo, phòng Nhân sự chịu trách nhiệm các nội dung truyền thông nội bộ, kết nối nhân viên, Phòng chăm sóc khách hàng - hậu mãi chịu trách nhiệm về các ứng dụng kết nối với khách hàng, nhận ý kiến đánh giá - phản hồi, ...
Để tiết kiệm chi phí khi triển khai Digital Signage (DS), bạn có thể tham khảo một số cách thức triển khai đầu tư sau:
- Đưa ra mục đích ứng dụng, đối tượng người xem, quy mô hệ thống, vị trí lắp đặt, kết quả mong muốn đạt được, ... phù hợp, vừa tầm với khả năng quản trị và chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì về sau. Số lượng màn hình cũng cân nhắc tính toán hợp lý. Tránh lắp đặt ở các vị trí ít người qua lại.
- Chọn các thiết bị phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn không cần phải mua những thiết bị như media player hay màn hình LCD quá cao cấp hoặc quá nhiều tính năng nếu không cần thiết. Tránh xa các thiết bị và phần mềm rẻ tiền nhưng chất lượng, độ bền, độ ổn định, tính năng, ... chưa được chứng minh vì chúng sẽ làm tăng chi phí vận hành, bảo trì và sửa chữa về sau.
- Sử dụng các phần mềm quản lý DS dạng SaaS (thuê bao phần mềm). Khi đó Bạn chỉ trả chi phí phần mềm cho đúng số lượng màn hình/media player sẽ dùng, không phải mua cho số lượng lớn như khi mua phần mềm một lần. Đây là một giải pháp tiện lợi và linh hoạt, giúp bạn tiết kiệm chi phí duy trì và cập nhật phần mềm. Nó cũng giúp Bạn dễ dàng thay đổi nhà cung cấp về sau mà không phải trả giá cho nó quá lớn.
- Xây dựng chiến lược làm nội dung từ đầu: Thiết kế giao diện, làm nội dung một cách sáng tạo và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến để tạo ra những nội dung thu hút và đa dạng với chi phí tiết kiệm. Chú ý tận dụng các mẫu thiết kế chuyên nghiệp sẵn có để tiết kiệm thời gian, nhân lực nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về mặt thiết kế. Lựa chọn nhân sự phù hợp cho việc thiết kế, làm nội dung, vận hành hệ thống này là một yếu tố quan trọng để dự án DS của Bạn thành công.
- Nếu có nhu cầu đầu tư hệ thống lớn và phức tạp, cần đầu tư thử nghiệm hệ thống DS trước ở vài vị trí điển hình trong một thời gian từ 3 - 6 tháng, rồi thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi để điều chỉnh hệ thống về quy mô, tính năng, các ứng dụng cần dùng, ... trước khi triển khai hàng loạt cho dự án.
- Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp cho các dự án lớn và phức tạp để có được một hệ thống DS tối ư về chi phí nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu ban đầu của Bạn.
- Lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm và thiết bị dựa trên kinh nghiệm và uy tín của họ, không dựa vào giá rẻ họ chào. Và Bạn cần chú ý tìm hiểu các điều khoản bảo hành - bảo trì của các nhà cung cấp thiết bị và phần mềm tiềm năng.
Khi sử dụng phần mềm quản lý nội dung Digital Signage (DS) dưới dạng SaaS (thuê bao tháng/năm), Bạn cần có một đường truyền internet tốc độ 2 -10 Mbps và ổn định là làm nội dung và lập lịch phát được rồi.
Với các media player, đường truyền 1 Mbps trở lên là phù hợp. Tuy nhiên nếu Bạn có các nội dung live streaming, video call, ... thì Bạn cần đường truyền có tốc độ cao hơn, từ 5 - 10 Mbps, để đảm bảo hình ảnh có chất lượng cao SD trở lên, không bị trễ hay méo tiếng.
Bạn lưu ý là đối với media player, khi hoạt động nó không dùng đường truyền internet nhiều, chỉ khi cập nhật nội dung và lịch phát mới thì mới cần băng thông internet lớn hơn để đảm bảo việc tải các file multimedia xuống bộ nhớ nhanh chóng.
Thiết kế giao diện
Bạn có thể thiết kế nội dung cho Digital Signage bằng cách sử dụng các công cụ thiết kế đi kèm của phần mềm quản lý nội dung hoặc bằng cách sử dụng các ứng dụng khác như PowerPoint, Photoshop hay Adobe Flash. Bạn cũng có thể sử dụng các biểu mẫu đã được thiết kế sẵn (signage templates) để tiết kiệm thời gian và công sức.
Các mẫu thiết kế thường được phần mềm Digital Signage làm sẵn theo lĩnh vực, theo mục đích, theo nội dung cần hiển thị, ...
Thiết kế giao diện màn hình Digital Signage (viết tắt DS) gần giống với việc Bạn làm một slide trong MS Power Point, hay Bạn trình bày bố trí nội dung của một trang website.
Giao diện màn hình Digital Signage, tiếng Anh gọi là template hay layout, là cách thức sắp xếp các nội dung khác nhau trên màn hình để đem lại hiệu quả thị giác và thông tin cao nhất.
Màn hình được chia thành các vùng (tiếng Anh là area hay zone), mỗi vùng hiển thị một loại nội dung: dòng chữ (text), hình ảnh (image), phim (video clip, ảnh động GIF), hoặc là bảng dữ liệu (data table), biểu đồ hay đồ thị (chart, diagram). Vùng có thể là hình vuông, chữ nhật, hình tròn, elip, hay hình bất kỳ (nếu phần mềm hỗ trợ). Các vùng có thể chồng lấn lên nhau. Ví dụ vùng chứa hình nền thường nằm dưới cùng, chiếm diện tích toàn màn hình, trên đó có các vùng nhỏ hơn mang nội dung.
Giao diện màn hình có thể nằm ngang, nằm dọc hay theo hướng bất kỳ để tạo các hiệu ứng hình ảnh khác nhau. Kích thước điểm ảnh (pixel) của giao diện thường chọn đúng bằng độ phân giải màn hình. Ví dụ với màn hình HD 16:9 thì độ phân giải của giao diện nên chọn là WxH là 1920 x 1080 pixels, tương ứng của màn hình 4K sẽ là 3840 x 2160 pixels.
Mỗi màn hình Digital Signage thường có giao diện hiển thị trong một khoảng thời gian rồi chuyển sang giao diện khác (có thể với nội dung khác). Do đó cần có nhiều giao diện khác nhau cho mỗi màn hình. Với một hệ thống DS có nhiều màn hình đặt ở nhiều vị trí khác nhau, có chức năng khác nhau (đối thượng người xem khác nhau) thì sẽ rất cần thiết kế nhiều giao diện. Ngược lại nếu Bạn chỉ có 1 -2 màn hình DS thì nhu cầu thiết kế giao diện sẽ ít hơn rất nhiều.
Thiết kế giao diện cho Digital Signage (viết tắt DS) là một quá trình lên ý tưởng sáng tạo và làm thử nghiệm, điều chỉnh để tạo ra những nội dung có hình ảnh hấp dẫn và chuyển tải được thông tin - thông điệp của Bạn đến người xem. Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế giao diện chính dành cho màn hình Digital Signage:
- Đơn giản: Bạn nên giữ giao diện DS của bạn sạch sẽ, đơn giản, thu hút, phù hợp và ngắn gọn, với tối đa 10-20 từ trên mỗi khung hình (slide). Bạn có thể sử dụng chạy nhiều ảnh liên tiếp để truyền đạt nội dung mong muốn. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, hình ảnh hoặc hiệu ứng không cần thiết.
- Rõ ràng và dễ đọc: Bạn nên chọn phông chữ, kích thước chữ và màu chữ phù hợp với khoảng cách và góc nhìn của khán giả. Bạn cũng nên tạo ra sự tương phản cao giữa chữ và màu/hình nền để dễ nhìn hơn. Bạn cũng nên căn chỉnh văn bản theo chiều ngang hoặc chiều dọc để tăng tính thẩm mỹ. Và chú ý tạo các khoảng trắng đủ lớn để phân cách giữa các vùng nội dung.
- Viết văn bản: Bạn nên viết văn bản ngắn gọn, rõ ràng và gây tác động mạnh. Bạn có thể viết theo kiểu câu đối đáp, cảm thán hoặc câu hỏi để thu hút sự quan tâm của người xem. Bạn cũng nên kiểm tra lại chính tả và ngữ pháp của văn bản trước khi đưa lên màn hình DS.
- Tập trung vào đối tượng người xem: Bạn nên xác định được đối tượng người xem, vị trí và hướng của màn hình, và thông điệp bạn muốn hiển thị. Bạn cũng nên thiết kế giao diện và nội dung theo thời gian hiện thời dự kiến của người xem, ví dụ như thời tiết trong ngày, thời gian hay các sự kiện đặc biệt khác.
- Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Bạn nên xác định rõ những gì bạn muốn đạt được với giao diện DS, ví dụ như tăng doanh số bán hàng, cải thiện thương hiệu, cập nhật thông tin, kết nối mạng xã hội hay tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Xác định thời lượng hiển thị: Màn hình DS thường chạy hàng giờ mỗi ngày. Do đó mỗi giao diện, mỗi nội dung cụ thể chỉ nên xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định thì được chuyển sang giao diện/nội dung khác, tránh để quá lâu quá gây nhàm chán.
- Dung lượng hợp lý: Bạn cần phải lưu file thiết kế giao diện cùng các thành phần nội dung của nó (văn bản, hình ảnh, video, data,...) ở bộ nhớ media player trước khi phát lên màn hình. Và Bạn cũng cần truyền các chúng từ máy tính thiết kế (là máy tính của bạn, máy chủ cài phần mềm quản lý, máy chủ trên cloud,...) đến nhiều media player cùng lúc, nên tổng dung lượng các file cần truyền càng nhỏ thì truyền càng nhanh chóng và ít bị lỗi hơn. Giới hạn số lượng hình ảnh và video (thường là một video cho mỗi giao diện), định dạng file, độ phân giải ảnh, số khung hình và thời gian trình chiếu video phù hợp, áp dụng các thuật toán nén file,... sẽ giúp bạn nhiều trong việc làm giảm dung lượng này.
Trên đây là một số nguyên tắc thiết kế giao diện DS để Bạn tham khảo. Bạn cũng có thể tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn thiết kế tài liệu trình chiếu Power Point, thiết kế đồ họa poster, banner, website,... để học hỏi thêm. Chúc Bạn sớm thành công.
Tạo ra một giao diện màn hình cảm ứng Digital Signage (DS) hấp dẫn và sử dụng thân thiện (hay có tính tương tác cao, hay có UX/UI tốt) là một cách hiệu quả để thu hút và giữ chân người xem hay khách hàng, giúp Bạn tương tác rất có hiệu quả với người xem. Vì vậy đây là yêu cầu bắt buộc khi thiết kế giao diện dành cho màn hình cảm ứng, kiosk, tablet, ... Yêu cầu này cũng áp dụng được một phần cho việc thiết kế màn hình DS nói chung. Để làm được điều này, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau:
- Nội dung giao diện: Bạn cần lên kế hoạch cho nội dung giao diện cảm ứng của Bạn một cách chi tiết và hợp lý. Bạn cần xác định các mục tiêu, đối tượng, thông điệp và hiệu ứng chuyển động mong muốn của giao diện. Bạn cũng cần phân loại nội dung giao diện thành các nhóm và tạo ra các đường dẫn cho người xem có thể truy cập nội dung mong muốn.
- Thao tác giao diện: cảm ứng: Bạn cần thiết kế các thao tác giao diện cảm ứng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn nên áp dụng quy tắc ba lần chạm, tức là người xem chỉ cần chạm vào màn hình ba lần để đến được nội dung cần xem. Bạn cũng nên đặt các menu ở vị trí thuận tiện và rõ ràng cho người xem.
- Thiết kế giao diện cảm ứng: Bạn cần thiết kế giao diện một cách bắt mắt và thân thiện. Bạn nên sử dụng các màu sắc, hình ảnh, video, âm thanh và hiệu ứng phù hợp với thương hiệu và thông điệp của bạn. Bạn cũng nên thiết kế các nút bấm rõ ràng, lớn và có hiệu ứng phản hồi ngay khi được chạm vào, ví dụ đổi màu hay đổi hình dạng, ...
- Phân tích giao diện cảm ứng: Bạn cần phân tích hiệu quả của giao diện trên khách hàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ khác nhau để thu thập và phân tích các dữ liệu về số lượng, thời gian, vị trí, hành vi và ý kiến của người xem. Bạn có thể sử dụng các dữ liệu này để đánh giá và điều chỉnh thiết kế của Bạn.
- Thử A/B: Bạn nên có 1-2 thiết kế giao diện cảm ứng khác nhau, rồi đưa vào dùng thử trong một khoảng thời gian để đánh giá thiết kế nào mang lại hiệu qua cao hơn, từ đó chỉnh sửa để có một thiết kế tốt nhất được áp dụng rộng rãi.
- Thử nghiệm trên thiết bị thật: Bạn thiết kế trên máy tính, khi chạy giả lập màn hình cảm ứng có thể chạy rất tốt, nhưng khi cài đặt lên thiết bị cảm ứng sẽ dùng thật sự thì có khi kết quả khác hẳn do độ nhạy, độ trễ. độ sáng, độ phân giải, bộ nhớ, CPU, đường truyền, ... của thiết bị, do vị trí đặt máy bị chói sáng, và do nhiều lý do không tên và có tên khác nữa ;-(
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về thiết kế UX/UI của website hay ứng dụng di động có nhiều trên internet. Chúc Bạn thành công với thiết kế cho màn hình cảm ứng của mình.
Trong quá trình phát triển của lĩnh vực thiết kế đồ họa hay làm video cho các lĩnh vực khác nhau, các tổ chức thiết kế chuyên nghiệp cùng với các tổ chức công nghệ, tổ chức tiêu chuẩn hóa, .. dần dần xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn hay quy định để các nhà thiết kế làm theo. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về thiết kế này là một việc quan trọng để đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo bảo mật, và tính pháp lý (nếu cần) của một thiết kế giao diện. Bạn cần chú ý đến một số tiêu chí và quy định sau:
- Tỉ lệ và độ phân giải của màn hình: Bạn nên thiết kế giao diện theo tỉ lệ 16:9 cho màn hình ngang và 9:16 cho màn hình dọc. Hoặc theo đúng tỷ lệ khác (4:3, 3:2, 20:9, ...) của màn hình Bạn sẽ dùng. Bạn cũng nên thiết kế giao diện với độ phân giải cao nhất có thể để đảm bảo chất lượng hình ảnh.
- Kích thước và định dạng của hình ảnh: Bạn nên sử dụng các hình ảnh có kích thước nhỏ để tối ưu tốc độ tải và hiển thị. Bạn cũng nên sử dụng các định dạng hỗ trợ nén như JPG/JPEG, PNG, GIF, WebP, ... Ảnh nên có dung lượng tối đa 2 -3 MB, còn video cỡ 10 - 20 MB.
- Bố cục và khoảng trống của giao diện: Bạn nên sử dụng các bố cục giao diện phù hợp với mục tiêu, thông điệp và thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên sử dụng khoảng trống để tạo ra sự cân bằng, rõ ràng và thoáng đãng cho giao diện. Áp dụng tỷ lệ vàng (Golden Ratio) vào thiết kế của Bạn. Tránh lạm dụng quá nhiều ảnh nền, màu nền phức tạp rối mắt.
- Phông chữ và kích thước chữ: Bạn nên sử dụng các phông chữ rõ ràng, đơn giản, phổ biến và dễ đọc. Bạn cũng nên sử dụng kích thước chữ phù hợp với khoảng cách đứng nhìn của người xem. Tranh sử dụng quá ba phông chữ cho một giao diện.
- Màu sắc và độ tương phản: Bạn nên sử dụng các màu sắc có ý nghĩa, thu hút, có phối màu phù hợp và giống màu với thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên sử dụng độ tương phản cao giữa chữ và nền để tăng khả năng nhận biết.
- Quy luật chữ "F": Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta nhìn vào một bảng biển hay màn hình, đầu tiên chúng ta nhìn từ trên xuống, tiếp đến là nhìn vào đoạn giữa, và nhìn xuống từ đây. Do đó các yếu tố nội dung quan trọng cần được bố trí theo xu hướng nhìn này.
- Quy luật 3x5: Một giao diện nên chỉ có nhiều nhất 3 hàng, mỗi hàng không quá 5 từ. Nó sẽ giúp người xem không bị rối mắt rồi bỏ qua không xem nữa.
- Âm thanh và hiệu ứng hình ảnh: Bạn nên sử dụng âm thanh và hiệu ứng khi cần thiết để thu hút, làm sống động và tăng tính tương tác cho giao diện. Bạn cũng nên kiểm tra âm lượng, chất lượng âm thanh và tuân thủ các quy định về tiếng ồn.
- Một số ngành nghề đặc thù có các tiêu chuẩn và quy định riêng, ví dụ như ngành y tế, ngành sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng, ... thì Bạn cần tuân thủ thêm các yêu cầu này, ví dụ yêu cầu về độ sáng, độ ồn, về điện, về an toàn cháy nổ, an toàn lao động, ...
Có cầu thì có cung. Do Digital Signage (DS) là một lĩnh vực đang phát triển mạnh trên thế giới nên có nhiều công ty chuyên thiết kế và bán các mẫu thiết kế này cho chúng ta, những người sử dụng hệ thống DS. Hoặc họ tổ chức chợ bán giao diện, trong đó các nhà thiết kế đưa giao diện của mình lên bán cho người có nhu cầu, giống như một Lazada hay Tiki dành cho mặt hàng là các thiết kế mẫu.
Dưới đây là danh sách một số trang chueyen bán mẫu thiết kế cho Digital Signage:
- Canva.com
- Template.net
- Elements.Envato.com
- Postermywall.com
Ngoài ra Bạn cũng có thể tham khảo các trang cung cấp và bán mẫu thiết kế dành cho MS Power Point tại:
- Phần mềm Power Point
- Slidesgo.com
- SlidesCarnival.
- PowerSlides.com
- PoweredTemplate.com
Playlist trong thiết kế nội dung Digital Signage (DS) là danh sách các nội dung được trình chiếu theo tuần tự thời gian, mỗi nội dung được hiển thị trong một khoảng thời gian nhất định (tính bằng giây hay phút).
Ví dụ bạn có một vùng để hiển thị lần lượt 10 hình ảnh, mỗi ảnh trong 10 giây. Như vậy Bạn có một playlist kéo dài trong 100 giây, và gồm danh sách 10 tên file ảnh, có thứ tự xuất hiện từ 1 đến 10. Playlist có thể được cho chạy lặp lại một vài lần hay mãi mãi là tùy Bạn. Tương tự là playlist dành cho video, audio,... hay playlist trộn giữa ảnh và video, ...
Bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế giao diện của phần mềm quản lý DS để tạo playlist. Bạn cũng có thể chỉnh sửa thứ tự, thời lượng và hiệu ứng của các nội dung trong playlist.
Vậy ta thấy Playlist gắn liền với một vùng hay với một giao diện DS cụ thể. Những phần mềm DS miễn phí hay giá rẻ có thể chỉ hỗ trợ lập lịch phát theo playlist cho toàn bộ vùng màn hình hay cho 2 -3 vùng tối đa, còn các phần mềm mạnh mẽ hơn thường hỗ trợ chạy nhiều playlist trong một giao diện màn hình, chạy playlist và giao diện theo từng thời điểm trong ngày, ngày trong tuần, tuần trong tháng,... Khi đó ta có chương trình hay lịch trình (schedule, timelines, plan,...) của DS.
Như phần trả lời về playlist ở trên đã đề cập, lịch phát nội dung hay còn gọi là chương trình, lịch trình (schedule, timelines, plan,...) là một danh sách Bạn lập ra để quy định hệ thống Digital Signage phát nội dung gì vào lúc nào, ở tại màn hình nào.
Bạn sử dụng các công cụ lập lịch của phần mềm quản lý DS để lập các lịch phát này. Sau đó Bạn truyền file lịch phát dành riêng này cùng với các file nội dung đến đúng media player (màn hình) mà Bạn mong muốn nó thực hiện (hoạt động này còn gọi là đồng bộ trong DS). Media player cứ chiếu theo các mốc thời điểm trong ngày, lôi các file nội dung đã lưu ở bộ nhớ của nó lên để trình chiếu theo đúng thứ tự và thời lượng được quy định trong playlist của lịch phát.
Như vậy có thể thấy mỗi lịch phát có thể dùng cho một hay nhiều màn hình có cùng mục đích ứng dụng, hay cùng vị trí lắp đặt. Hệ thống càng lớn, phức tạp thì số lịch phát càng nhiều và việc lập lịch, chuyển lịch phát đến từng media player cần được lên kế hoạch cẩn thận để tránh sai sót hay nhầm lẫn.
Lịch phát có thể lập trước cả tuần, cả tháng hay làm cho nguyên một năm. Tuy nhiên không nên làm lịch phát quá dài (trừ các trường hợp đặt biệt) vì có thể làm nội dung của Bạn trở lên kém linh hoạt và nhàm chán.
Lưu ý là có một số phần mềm DS cho phép chúng ta có thể lập lịch phát mặc định để dự phòng. Vì lý do nào đấy, ví dụ mất đường truyền, file bị lỗi, bộ nhớ bị đầy, ... media player (màn hình) sẽ tự động lấy lịch phát dự phòng (hoặc lịch phát cũ gần nhất) và các nội dung liên quan để trình chiếu, từ đó giảm thiểu tác động của việc không đồng bộ được lịch phát hay nội dung kèm theo.
Một số phần mềm DS cũng cho phép chèn tức thời các thông báo khẩn cấp hay thông điệp quan trọng vào giữa một lịch phát đang chạy trên màn hình. Sau khi thông điệp - thông báo kết thúc, màn hình sẽ tiếp tục chạy theo lịch phát hiện hành.
Một số phần mềm DS khác lại có tính năng đồng bộ được các file hình ảnh, video, data, ... lấy từ máy chủ trên các dịch vụ điện toán đám mây (cloud) như DropBox, OneDrive, Google Drive, AWS, ... Khi đó chúng ta có thể giữ nguyên lịch phát cho mỗi media player, chỉ thay đổi các file nội dung, giữ nguyên tên của chúng, và đưa vào các thư mục chọn sẵn từ trước trên cloud. Các media player được lập trình định kỳ (thường là vào các giờ ngừng phát trên màn hình như là vào ban đêm) vào các thư mục nói trên để đồng bộ nội dung và phát theo chương trình gán cho nó vốn không thay đổi.
Nếu Bạn có chuyên môn về thiết kế hay đã có kinh nghiệm thiết kế Power Point, thì Bạn sẽ dễ dàng có được nhưng thiết kế tốt dành cho hệ thống Digital Signage.
Tuy nhiên, các công cụ thiết kế của các phần mềm Digital Signage phổ biến đều rất dễ học, dễ làm quen và có giao diện trực quan, hỗ trợ kéo thả file. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp phần mềm còn chú ý xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết và đầy đủ, kèm theo nhiều video hướng dẫn từng bước một. Do đó nếu Bạn đầu tư thời gian thì quá lắm là 1 tuần Bạn có thể tự thiết kế được giao diện DS. Về chất lượng thiết kế thì còn phụ thuộc vào mức độ tìm tòi học hỏi, độ kiên nhẫn hay... năng khiếu của Bạn ;-). Và chúng tôi luôn hỗ trợ Bạn trong quá trình thiết kế này nên Bạn an tâm nha.
Bản thân tác giả bài này cũng là dân thiết kế... amateur thứ thiệt ;-),
Làm nội dung
Để tạo nội dung phù hợp cho Digital Signage, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
- Chọn phông chữ dễ đọc, dễ nhìn và phù hợp với khoảng cách người xem sẽ đứng. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc hiệu ứng cho phông chữ để không gây rối mắt.
- Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao, có liên quan đến nội dung và thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên chú ý đến tỷ lệ khung hình và kích thước của các hình ảnh và video để không bị méo mó hay bỏ sót chi tiết quan trọng.
- Tạo nội dung ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn. Bạn cũng nên sử dụng các câu khẩu hiệu hay slogan để thu hút sự chú ý của người xem và tạo ấn tượng mạnh mẽ.
- Sử dụng các phần mềm Digital Signage chuyên dụng để soạn thảo nội dung với các công cụ tiện ích như kéo và thả, chỉnh sửa trực tiếp, xem trước…. Bạn cũng có thể lựa chọn các mẫu thiết kế có sẵn hoặc tạo riêng cho mình.
Bạn nên bao gồm đủ thông tin để truyền đạt được thông điệp chính của bạn, nhưng không quá nhiều để làm rối mắt hoặc khó đọc. Bạn cũng nên sử dụng các tiêu đề, từ khóa và điểm nhấn để thu hút sự chú ý của khán giả. Một nguyên tắc chung là bạn chỉ nên bao gồm 3-5 điểm chính trong mỗi trang hay slide.
Bạn có thể sử dụng các định dạng khác nhau cho thông tin của bạn, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng ảnh, video, âm thanh, Flash, HTML5 hoặc RSS để hiển thị các loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý về kích thước tệp, tốc độ tải và khả năng tương thích của các định dạng này.
Trên thế giới có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung cho ứng dụng Digital Signage, tuy nhiên nếu Bạn cần các nội dung địa phương dành cho thị trường Việt Nam thì khá hạn chế, chỉ có một số nội dung đặc thù được cung cấp thôi. Sau đây là danh sách một số nhà cung cấp nội dung dành cho Digital Signage hàng đầu thế giới:
- Các hãng tin tức - truyền thông: Báo VnExpress, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh Niên, TTXVN, VTV, VTC, Zing News, CNN, BBC, Reuters, AP, Bloomberg, Yahoo News, ESPN, ... là các nhà cung cấp các bản tin thời sự, thể thao, tin thị trường, giá cả,... hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.
- Các mạng xã hội: YouTube, Facebook, Twitter, Instagram, TikTok,... là các nguồn cung cấp nội dung phổ biến. Tuy nhiên Bạn cần có chính sách và công cụ để chọn lọc những nội dung phù hợp với mình để đưa lên màn hình, tránh đưa các tin tức tiêu cực, lừa đảo, ...
- Các sàn giao dịch chứng khoán HOSE, HNX, NASDAQ, NYSE, TSX, ... chuyên cung cấp các bảng giá chứng khoán cùng thông tin liên quan dưới dạng bảng, biểu đồ và đồ thị.
- Tin giao thông: Google Maps, Nokia Here, ... là các dịch vụ cung cấp tình hình giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Các công ty cung cấp nội dung chuyên biệt: Ví dụ The Weather Channel, AccuWeather, Yahoo Weather, ... cung cấp thông tin thời tiết chính xác cho từng vùng miền. Screenfeed, Seenspire, ... là các nhà cung cấp nội dung tin tức, thể thao, tài chính, … FlightRadar24, Google Flights, OAG, ... cung cấp thông tin về chuyến bay tại tất cả các sân bay trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tripadvisor cung cấp thông tin du lịch, ... tại rất nhiều điểm đến trên thế giới.
Các nội dung này có thể miễn phí (giờ thế giới, thời tiết, thời sự,...) hay thu phí theo thuê bao, theo dung lượng tải về hay tần suất sử dụng,...
Bạn cũng là người cung cấp nội dung cho mình tốt nhất nếu Bạn sẵn có nguồn nội dung nội bộ từ website, từ thư viện tài liệu lưu trữ (văn bản, hình ảnh và video), từ các phần mềm quản lý doanh nghiệp của bạn (CRM, ERP, MIS, POS, PMS, ...).
Các nội dung sau được cung cấp phổ biến bởi các nhà cung cấp dịch vụ nội dung:
- Giờ thế giới: Giờ địa phương của các thành phố lớn trên thế giới.
- Thời tiết: Bạn có thể hiển thị nhiệt độ, tình hình thời tiết, dự báo 7 ngày và biểu đồ nhiệt độ cho bất kỳ địa điểm nào trên thế giới. Bạn cũng có thể chọn màu sắc và kiểu dáng phù hợp với thương hiệu của bạn.
- Tin tức: Bạn có thể hiển thị các tin tức mới nhất từ các nguồn uy tín như Reuters, AP, CNN, VTV, VnExpress, Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, TTXVN,… Bạn cũng có thể lọc các tin tức theo chủ đề, khu vực hoặc ngôn ngữ. Lưu ý không phải nhà cung cấp tin toàn cầu nào cũng hỗ trợ tiếng Việt như CNN.
- Kênh truyền hình: Các chương trình TV luôn là một trong nội dung hấp dẫn nhất vì được sản xuất một cách chuyên nghiệp và rất đa dạng về thể loại và đề tài cho mọi đối tượng người xem khác nhau.
- Thể thao: Bạn có thể hiển thị các điểm số, lịch thi đấu, bảng xếp hạng, giải đấu và tin tức về các môn thể thao khác nhau như bóng đá, bóng rổ, bóng chày, golf,…
- Tài chính: Tin tức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng bạc, giá dầu mỏ, và các giá cả nguyên vật liệu chính, lương thực và nông sản (gạo, bột mì, bắp, cà phê, đường,...), ...
- Thông tin giao thông: Tình trạng giao thông đường bộ, lịch trình của máy bay, metro, xe buýt, tàu lửa, phà,...
- Thông tin du lịch: Thông tin về khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, các tour du lịch, phương tiện đi lại, ... của một địa điểm du lịch cụ thể.
- Dữ liệu smart city: Ở các nước tiên tiến thì các cơ quan chính phủ và bộ ngành hay cung cấp rộng rãi các dữ liệu về nhiều mặt của đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia và địa phương. Số liệu thống kê, thông số trạng thái các loại về môi trường, tình hình sử dụng tài nguyên, biến động dân cư, mật độ giao thông trên các tuyến đường lớn, ... là đều có thể được tìm thấy và cho phép kết nối ra bên ngoài để khai thác.
Có các nhà cung cấp thông tin chuyến bay như lịch đi và lịch đến, thông tin trễ, hủy chuyến và các thông tin liên quan khác cho tất cả các sân bay của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thông tin này được lấy từ một vài nhà cung cấp dịch vụ hàng không cho sân bay và hãng bay (như hệ thống bán vé) như SITA, Sabre,... hay các công ty chuyên về nội dung hàng không như FlightRadar24, Google Flights, OAG, ... nên rất chính xác và được cập nhật liên tục.
Bạn có thể thiết kế nội dung cho Digital Signage bằng cách sử dụng các công cụ thiết kế của phần mềm quản lý nội dung hoặc bằng cách sử dụng các ứng dụng khác như PowerPoint, Photoshop hay Adobe Flash. Bạn cũng có thể sử dụng các biểu mẫu đã được thiết kế sẵn (signage templates) để tiết kiệm thời gian và công sức.
Phần mềm CMS (Content Management System) là một phần quan trọng của hệ thống Digital Signage. Nó cho phép bạn quản lý nội dung và lịch trình hiển thị trên các màn hình khác nhau từ xa.
Thời gian hiển thị thông tin trên màn hình phụ thuộc vào số lượng và loại thông tin bạn muốn truyền đạt. Một nguyên tắc chung là bạn không nên hiển thị quá ít hoặc quá lâu để không làm nhàm chán hoặc bỏ lỡ sự chú ý của khán giả của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như tính toán thời gian xem bình quân (dwell time calculator) để xác định thời gian hiển thị phù hợp cho từng loại thông tin.
Tần suất cập nhật thông tin trên màn hình phụ thuộc vào nhu cầu đổi mới và cập nhật của thông tin đó. Bạn không nên cập nhật quá ít hoặc quá chậm để không có nội dung lỗi thời hoặc gây buồn chán, phiền phức đến khán giả của Bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như lập lịch (scheduling) hoặc RSS để tự động cập nhật thông tin theo khoảng thời gian hoặc sự kiện xác định.
Nhu cầu phát các kênh truyền hình TV lên màn hình Digital Signage (DS) là phổ biến đối với các ứng dụng nhằm mục đích tạo môi trường thân thiện, thoải mái cho người xem tại các quán bar, club, nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, hay các khu vực chờ đợi, xếp hàng,...
Nếu Bạn chiếu liên tục các kênh TV lên màn hình LCD thì Bạn chỉ cần một Smart TV là đủ, không cần đến giải pháp DS. Nhưng nếu Bạn muốn:
- Chiếu xen kẻ giữa các kênh TV là các nội dung tiếp thị - quảng cáo, thực đơn số hay các nội dung khác theo lịch trình định trước hàng ngày.
- Chạy các chữ mang các thông điệp Bạn muốn truyền tải cùng lúc với phát kênh TV, tức là khung hình TV không chiếm hết diện tích của màn hình LCD.
thì Bạn cần đến phần mềm quản lý DS để thiết kế giao diện và lập lịch phát.
Để đưa được kênh TV lên màn hình, có các cách thức sau:
A. Dùng đầu thu TV và media player chuyên dụng: Bạn cần chuẩn bị các thiết bị và phần mềm như sau:
- Phần mềm quản lý DS có hỗ trợ tính năng đưa một kênh TV vào một giao diện của DS.
- Đầu thu TV (hay còn gọi TV Box, Set Top Box, Android TV Box) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình, có cổng xuất tín hiệu video là HDMI. Hiện các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở VN như K Plus, FPT Play, Viettel TV, VNPT MyTV, SCTV,... đều có cung cấp các đầu thu TV dùng qua mạng internet.
- Thiết bị media player có tính năng hiển thị kênh TV. Nó sẽ có cổng HDMI để lấy tín hiệu video từ đầu thu TV.
Phần mềm quản lý DS sẽ cho phép Bạn thiết kế một giao diện có vùng dành riêng cho kênh TV và truyền tải giao diện này cùng với lịch phát tương ứng đến media player. Media player căn cứ và lịch phát và giao diện nội dung sẽ lấy tín hiệu video từ đầu thu TV để đưa vào vùng hiển thị quy định trên giao diện trước khi đưa lên màn hình.
Một số lưu ý:
- Với cách đấu nối như trên, việc chuyển kênh TV chỉ được thực hiện bằng cách chuyển kênh trên đầu thu TV, phần mềm quản lý DS không tự chuyển kênh được.
- Một số đầu thu TV mã hóa tín hiệu video ở đầu ra HDMI của nó để chống lại việc dùng nhiều màn hình TV chỉ với một đầu thu (để chống thất thoát phí thuê bao TV). Trong trường hợp này Bạn không hiển thị kênh TV lên màn hình được.
B. Dùng tính năng live streaming của phần mềm quản lý DS: Bạn cần các thành phần sau:
- Phần mềm quản lý nội dung DS có hỗ trợ tính năng live streaming.
- Địa chỉ web url của kênh TV Bạn muốn phát lên màn hình. Một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở VN như K Plus, FPT Play, VTV Cab, Viettel TV, VNPT My cho phép xem TV trên trình duyệt web khi Bạn truy cập vào tài khoản của mình.
Bạn dùng phần mềm quản lý DS để tạo một vùng hiển thị nội dung website. Sau đó nhúng địa chỉ url của kênh TV live streaming. Media player sẽ hiển thị nội dung website, ở đây sẽ là kênh TV live streaming, lên trên màn hình cho Bạn.
Lưu ý:
- Bạn chỉ chuyển kênh TV bằng cách thay đổi địa chỉ url trên phần mềm DS.
- Chất lượng các kênh TV live streaming thường không được tốt bằng cách dùng đầu thu TV Box do bị phụ thuộc nhiều hơn vào băng thông intenet và máy chủ của nhà đài dễ bị quá tải hơn.
Rất tiếc là hiện nay chưa có ai cung cấp thông tin và lịch trình xe buýt tai các thành phố lớn của Việt Nam, dù dịch vụ này khá phổ biến ở nước ngoài như ở Here.com của Nokia.
Hiện nay chúng tôi không biết ai có thể cung cấp những thông tin Bạn yêu cầu mà tích hợp được với hệ thống Digital Signage tại Việt Nam. Khi nào có thì chúng tôi sẽ cập nhật ở đâ y.
Hoàn toàn được đấy Bạn. Một số phần mềm Digital Signage hỗ trợ trực tiếp các định dạng file Power Point (ppt, pps, ppsx, pptx, ...).
Với phần mềm DS không hỗ trợ khác, Bạn cần dùng các công cụ chuyển file để đổi file Power Point sang các file định dạng avi, mp4, gif, HTML5, ... được hỗ trợ.
Thiết bị và Phụ kiện
Bạn cần ít nhất một máy tính (PC) để chạy phần mềm quản lý nội dung của bạn và ít nhất một máy tính (còn gọi là Media Player) để kết nối với các màn hình hiển thị. Và một màn hình, có thể là tấm LED, màn hình LCD, hay Smart TV. Bạn cũng cần có kết nối internet để gửi nội dung từ máy tính quản lý sang Media Player.
Nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý nội dung dạng Saas (thuê bao) thì gần như tất cả các máy tính đều có thể dùng được vì chỉ cần trình duyệt web là Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản phần mềm quản lý của mình. Mọi thao tác cần sức mạnh tính toán của máy tính đều do các máy chủ trên điện toán đám mây xử lý giúp Bạn rồi.
Để chạy phần mềm Digital Signage loại cài đặt trên máy tính hay máy chủ loại mua một lần và gia hạn bảo trì hàng năm, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra cấu hình máy tính khuyến nghị cho Bạn. Thường thì các máy này yêu cầu cấu hình mạnh về tốc độ CPU, khả năng đồ họa và bộ nhớ đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu xử lý các file multimedia như hình ảnh và video.
Có. Vì phần lớn phần mềm Digital Signage hiện đại có thể chạy trên máy Mac và Windows. Một số hãng phần mềm như Visix chỉ hoạt động trên Windows.
Các phần mềm chúng tôi cung cấp hầu hết chỉ cần dùng trình duyệt web để chạy phần mềm, do đó tất cả các máy tính đều hỗ trợ, kể cả máy tính chạy Chrome OS hay Linux OS và các loại máy tính bảng (tablet).
Có rất nhiều loại màn hình trên thị trường với công nghệ, kích thước, tính năng, ... khác nhau, phù hợp cho nhiều ứng dụng hay môi trường hoạt động khác nhau.
Nếu ứng dụng của Bạn đơn giản, thời gian sử dụng trong ngày thấp (10 giờ trở xuống) thì Bạn có thể dùng các loại màn hình phổ biến như màn hình LED, LCD, Smart TV.
Nếu ứng dụng của Bạn phức tạp, cần chạy liên tục từ 12 - 24 giờ mỗi ngày, Bạn nên chọn loại màn hình hiển thị dành riêng cho Digital Signage (commercial displays) thay vì loại phổ thông (hàng tiêu dùng - consumer displays). Lý do là loại màn hình chuyên dụng được thiết kế để sử dụng liên tục 16 giờ hay hay 24 giờ mỗi ngày, và tất cả các ngày trong tuần (còn gọi là 16/7 hay 24/7) , có độ sáng và độ tương phản cao, có thể xoay ngang hoặc dọc, có nhiều tính năng khác nữa như chịu bụi, chịu nước và có bảo hành lâu dài 3 -5 năm.
Để kiểm tra và khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thông Digital Signage (DS), bạn cần xác định nguyên nhân và giải pháp cho từng thành phần của nó. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
- Nếu màn hình của bạn bị tối hoặc không hiển thị gì: Bạn nên kiểm tra nguồn điện, cáp kết nối và thiết lập độ sáng của màn hình. Bạn cũng nên kiểm tra xem có bụi bẩn hay vật cản nào che khuất màn hình không.
- Nếu hình ảnh của bạn bị méo hoặc không rõ nét: Bạn nên kiểm tra tỉ lệ, độ phân giải và kích thước của hình ảnh. Bạn cũng nên kiểm tra chất lượng và định dạng của hình ảnh.
- Nếu âm thanh của bạn bị rè hoặc không nghe được: Bạn nên kiểm tra loa, cáp âm thanh và thiết lập âm lượng của giao diện. Bạn cũng nên kiểm tra chất lượng và định dạng của âm thanh.
- Nếu màn hình DS của bạn bị treo hoặc không tương tác được: Bạn nên kiểm tra phần mềm, máy tính và kết nối internet của giao diện. Bạn cũng nên khởi động lại giao diện hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.
- Nếu media player hay màn hình của bạn bị hư hỏng do thời tiết hoặc va chạm: Bạn nên sử dụng các vỏ bọc hoặc chống sốc để bảo vệ giao diện. Bạn cũng nên sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị hư hỏng.
Nếu Bạn quyết định chỉ dùng Smart TV cho hệ thống Digital Signage (DS) của mình và không cần media player nữa, thì Bạn có các lựa chọn sau:
- Smart TV chạy hệ điều hành Android TV hay Google TV (là phiên bản mở rộng của Android TV).
- Rất nhiều hãng sử dụng hai hệ điều hành này như Sony, Philips, TCL, Toshiba, Sharp, Xaomi, Beko, Casper, ...
Bạn lưu ý là máy tính cũng như bộ nhớ bên trong của Smart TV khá hạn chế về sức mạnh và dung lượng, do đó Smart TV chỉ phù hợp với các ứng dụng DS đơn giản, gọn nhẹ, ít thay đổi nội dung trong ngày hay tuần. Nó phù hợp với cửa tiệm hay văn phòng nhỏ.
Một số sự khác nhau giữa LCD chuyên dụng (hay còn gọi là LCD công nghiệp) và LCD dân dụng (như LCD dân dụng, màn hình máy tính, Smart TV, ...) có thể được liệt kê như sau:
LCD công nghiệp sử dụng linh kiện có độ bền cao hơn, chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bụi bẩn, nước, … nên có thể được sử dụng ngoài trời. LCD dân dụng thường chỉ phù hợp với các điều kiện bình thường trong nhà.
LCD công nghiệp có tuổi thọ lâu hơn, có thể hoạt động liên tục 16/7 hay 24/7. LCD dân dụng thường chỉ hoạt động trong khoảng thời gian ngắn và cần tắt khi không sử dụng để tiết kiệm điện và tránh hư mòn.
LCD công nghiệp có giá thành cao hơn do yêu cầu cao về chất lượng và hiệu suất làm việc, được bảo hành dài lâu dài, số lượng sản xuất ít chỉ theo đặt hàng. LCD dân dụng có giá thành rẻ hơn do sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và có cạnh tranh cao.
Bạn có thể sử dụng các thiết bị chia tín hiệu video (signal splitters) để kết nối một media player với nhiều màn hình hoặc video wall. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hiển thị cùng một nội dung trên tất cả các màn hình hoặc video wall này. Nếu bạn muốn hiển thị các nội dung khác nhau trên các màn hình khác nhau, bạn sẽ cần có nhiều media player tương ứng.
Media player là một máy tính dành cho việc chạy các file multimedia (văn bản, hình ảnh, video, live streaming, data) để hiển thị hình ảnh lên màn hình Digital Signage. Nó nhận các tệp tin multimedia từ máy tính chạy phần mềm quản lý Digital Signage thông qua kết nối mạng máy tính.
Media player có nhiều hình dạng khác nhau: dạng thẻ (stick), dạng hộp, dạng mô đun hay dạng card.
Media player thường được cài hệ điều hành phổ biến như Windows, Android Mobile, Android TV, Chrome OS hay Linux. Android là hệ điều hành được dùng phổ biến nhất, thứ đến là Windows.
Do đặc thù hệ sinh thái khép kín của hãng Apple, các máy tính chạy hệ điều hành MacOS ít khi được sử dụng làm media player.
Bạn nên chọn media player dựa trên hai yếu tố: Khả năng xử lý và khả năng kết nối.
Khả năng xử lý là tốc độ và dung lượng của media player để hiển thị các loại nội dung khác nhau.
Khả năng kết nối là cách thức media player giao tiếp với máy chủ phần mềm và màn hình.
Ngoài ra, Bạn cần chọn media player phù hợp với nhu cầu ứng dụng đơn giản hay phức tạp, thời gian sử dụng liên tục là dài hay ngắn và các yêu cầu khác như tương thích với phần mềm Digital Signage đã chọn trước, kích thước to hay nhỏ, lắp ngoài trời hay trong nhà, ...
Media player có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau như Android Mobile, Android TV, Chrome OS, Linux hoặc Windows. Mỗi hệ điều hành có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên chọn media player có hệ điều hành được phần mềm quản lý Digital Signage hỗ trợ và phù hợp với nhu cầu ứng dụng của Bạn.
Với các ứng dụng Digital Signage phức tạp, có nội dung phong phú và thay đổi nhanh, sử dụng nhiều video cho các giao diện, sử dụng màn hình cảm ứng, ... thì media player với hệ điều hành Windows là lựa chọn tốt nhất.
Còn với các ứng dụng đơn giản, thiên về văn bản và hình ảnh, ít thay đổi, chạy thời gian ngắn trong ngày thì một máy tính tí hon Raspbery Pi chạy Linux giá chỉ loanh quanh 1 triệu sẽ đáp ứng được.
Phần mềm Digital Signage của VietApps hỗ trợ các thiết bị sau:
- Media player chạy Android OS từ phiên bản 5 trở lên, khuyến nghị dùng phiên bản 7 trở lên
- Windows PC chạy Windows 7,8,10 và 11
- Các màn hình LCD chuyên dụng của Samsung (Tizen OS 4.0 và 6.5), LG (WebOS 4.0 trở lên), và Philips (Android OS 5 trở lên)
- Thiết bị Raspberry Pi 3, 4 và 5
- Thiết bị Chromecast 4K và HD, Amazon FireTV Stick, và NVIDIA Shield TV
- Thiết bị Linux chạy Ubuntu hay Fedora
Media player có thể cập nhật nội dung từ máy chủ phần mềm một cách tự động hoặc thủ công. Bạn nên chọn media player có khả năng cập nhật tự động để tiết kiệm thời gian và công sức.
Media player có thể bị tấn công bởi các hacker hoặc virus. Bạn nên chọn media player có các tính năng bảo mật như mã hóa, khóa màn hình hoặc xác thực người dùng.
Có nhiều Media player có các tính năng cao cấp như có tính bảo mật cao, tắt/mở điều khiển từ xa, chạy theo lịch trình cho trước, thu thập dữ liệu trạng thái hoạt động để gửi về trung tâm, hỗ trợ chuẩn đoán, khắc phục sự cố, nâng cấp phần mềm (firmware) từ xa, chạy liên tục 24/7, không tỏa nhiệt nhiều hay gây tiếng ồn, lắp được ngoài trời, chịu bụi và nước, kháng khuẩn, ...
Các thiết bị media player và màn hình Digital Signage công nghiệp, chuyên dụng của các hãng Samsung, LG, Philips, Sharp/NEC,... có nhiề tính năng cao cấp dùng cho Digital Signage.
Ngoài ra, để chạy các ứng dụng Digital Signage phức tạp (có nhiều video, live streaming, màn hình cảm ứng, tích hợp với nhiều phần mềm khác, ...) thì sử dụng máy tính Windows PC là phù hợp nhất do có thể chọn cấu hình CPU, bộ nhớ và card đồ họa mạnh mẽ linh hoạt.
Ứng dụng & Tích hợp
Nếu bạn có nhiều thông điệp khác nhau, cần thay đổi thông điệp hoặc khuyến mãi của bạn thường xuyên, hoặc cần thu hút người xem trong khi họ chờ đợi, Digital Signage là một lựa chọn tốt cho bạn. Digital Signage có thể bổ sung cho các bảng hiệu hay poster tĩnh của bạn và cung cấp một phương tiện thông tin, tiếp thị và giải trí người xem bằng cách sử dụng hình ảnh và video với chuyển động và màu sắc đẹp mắt và thu hút.
Digital Signage (DS) được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Do hạn chế về nguồn lực nên chúng tôi không thể nêu được hết tất cả các ứng dụng này. Bạn có thể gửi yêu cầu của mình cho chúng tôi ở đây để được giải đáp. Cám ơn Bạn.
Để tích hợp phần mềm quản lý của đơn vị - doanh nghiệp Bạn với phần mềm quản lý hệ thống Digital Signage (DS), các yếu tố sau cần được xem xét:
- Phần mềm DS Bạn chọn có tính năng hỗ trợ tích hợp với phần mềm bên ngoài không?
- Phần mềm quản lý đơn vị - doanh nghiệp của Bạn có hỗ trợ việc tích hợp với phần mềm bên ngoài không?
- Bên phát triển phần mềm hay bên bán phần mềm quản lý của Bạn có hỗ trợ về mặt kỹ thuật lập trình để tích hợp với phần mềm bên ngoài không?
Mỗi phần mềm đều có ngôn ngữ lập trình, kiến trúc phần mềm, định dạng dữ liệu (database), ... khác nhau. Do đó để tích hợp giữa các phần mềm thì cần có công cụ chuyển đổi và đồng bộ dữ liệu giữa hai phần mềm.
Các phần mềm quản lý doanh nghiệp thương mại phổ biến thường có thiết kế mở, tức là có sẵn các API (Application Programming Interface) để kết nối với phần mềm khác. Có nhiều công ty như Zapier, AnyConnector cung cập dịch vụ trung gian để kết nối giữa hai phần mềm với nhau thông qua API.
Còn đối với phần mềm lập trình theo đơn đặt hàng, nếu có thiết kế kín thì rất khó cho việc tích hợp này. Khi đó Bạn cần nhờ đơn vị phát triển phần mềm ban đầu hỗ trợ mới xong.
Tóm lại, việc tích hợp này có khả thi hay không thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, không có câu trả lời chắc chắn dành cho Bạn từ chúng tôi.
Các màn hình cảm ứng như kiosk, tablet, màn chiếu cảm ứng, ... được sủ dụng rất phổ biến trong hệ thống Digital Signage (DS).
Bạn cần sử dụng media player có hỗ trợ màn hình cảm ứng, thường là loại chạy hệ điều hành Windows.
Còn lại là Bạn chỉ cần có thiết kế giao diện màn hình cảm ứng phù hợp nữa là xong. Xem thêm ở Mục Thiết kế phần trả lời câu hỏi "Làm thế nào để tạo ra một giao diện hấp dẫn và có tính tương tác cao?"
Bạn có thể tham khảo thêm về ứng dụng Digital Sigange cho khối Văn phòng ở đây.
Ngoài ra, Digital Signage (DS) còn được ứng dụng trong các cơ quan chính phủ để thực hiện các mục tiêu sau:
- Cải thiện dịch vụ công bằng cách hiển thị các thông tin hữu ích như lịch làm việc, thứ tự hàng đợi, tình hình giải quyết hồ sơ, quy trình thủ tục hành chính, biểu mẫu điện tử, tin tức và sự kiện.
- Tuyên truyền, cổ động các chính sách, chương trình hoạt động vì người dân do các cơ quan Nhà nước phát động và tổ chức thực hiện.
- Lấy ý kiến đánh giá, phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ công, thái độ tiếp dân của cán bộ viên chức và các góp ý khác.
- Hỗ trợ chương trình phát triển chính phủ điện tử bằng cách kết nối hệ thống DS với với các hệ thống thông tin quản lý khác của chính phủ để tạo ra một môi trường liên thông và hiệu quả.
Bạn có thể làm nhiều cách:
- Sử dụng các công cụ BI - Business Intelligence như Looker, Tableau, Power BI, ... để lấy và tổng hợp dữ liệu trước khi xuất ra dưới dạng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, ... Nhiều phần mềm quản lý Digital Signage có thể tích hợp trực tiếp với các công cụ này để hiển thị kết quả BI lên màn hình.
- Hoặc Bạn tự trích xuất dữ liệu từ các phần mềm quản lý của đơn vị mình (ERP, POS, PMS, MIS, CRM,...). Sau đó Bạn dùng Excel để tổng hợp, phân tích và tạo các bảng biểu, đồ thị, ... tương ứng. Chuyển các bảng biểu hay đồ thị này sang dạng ảnh để đưa vào phần mềm quản lý DS để hiển thị.
- Hoặc Bạn có thể thiết kế thủ công các file ảnh hay Power Point để hiển thị nội dung Bạn mong muốn, sau đó đưa vào phần mềm quản lý DS.
Trong ba cách trên, chỉ cách thứ nhất cho phép Bạn tự động cập nhật dữ liệu liên tục một cách tự động lên màn hình.
Bạn cần kiểm tra với đơn vị lập trình hay bên bán phần mềm POS này xem nó có hỗ trợ kết nối với phần mềm bên ngoài qua API không? Nếu có thì Bạn có thể tích hợp dễ dàng. Nếu không thì Bạn cần làm việc với bên cung cấp để được hỗ trợ về kỹ thuật.
Thường thì các phần mềm POS của các công ty lớn có hỗ trợ API như Haravan, Kioskviet, ...
Bạn cần kiểm tra với đơn vị lập trình cho phần mềm này xem nó có hỗ trợ kết nối với phần mềm bên ngoài qua API không? Nếu có thì Bạn có thể tích hợp dễ dàng. Nếu không thì Bạn cần làm việc với bên cung cấp để được hỗ trợ về kỹ thuật.
IoT là viết tắt của Internet of Things, hay còn gọi là Internet vạn vật. IoT là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.
IoT có nhiều lợi ích và ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh. Ví dụ:
- IoT giúp tăng cường an ninh và giám sát bằng cách kết nối các camera, cửa thông minh, hệ thống báo động với điện thoại hoặc máy tính.
- IoT giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí bằng cách kết nối các thiết bị gia dụng như điều hòa, tủ lạnh, đèn với các ứng dụng điều khiển từ xa hoặc tự động hóa
- IoT giúp cải thiện sức khỏe và chăm sóc y tế bằng cách kết nối các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ, vòng tay với các ứng dụng theo dõi sức khỏe hoặc liên lạc với bác sĩ.
- IoT giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý kho bãi bằng cách kết nối các máy móc, thiết bị đo lường, robot với các hệ thống quản lý trung tâm hoặc điện toán đám mây.
IoT giúp kết nối với hệ thống Digital Signage (DS) và các thiết bị khác để cung cấp các nội dung phong phú và hấp dẫn cho người xem. IoT cũng giúp quản lý và giám sát từ xa các media player hay màn hình DS.
Có nhiều ứng dụng của IoT trong Digital Signage, ví dụ:
- Hiển thị thông điệp về thương hiệu để tăng nhận diện và ấn tượng cho khách hàng khi có người đứng trước màn hình DS.
- Nhận biết vị trí của người xem để hiển thị chỉ dẫn và định hướng để hỗ trợ họ tìm đường.
- Hiển thị thông báo đường bộ, tình hình thời tiết và các thông báo khẩn cấp cho người lái xe bằng cách kết nối dữ liệu giao thông Big Data với phần mềm quản lý DS.
- Hiển thị nội dung DS đúng đối tượng người xem nhờ các cảm biến nhận dạng khuôn mặt, cám biến phát hiện hay đo đếm số người.
- Hiển thị thông tin sản phẩm lên màn hình khi khách hàng chạm vào hoặc nhấc lên sản phẩm.
- Dùng cảm biến tiếp xúc hay camera để phát hiện sản phẩm nào đang thu hút khách hàng, được khách hàng cầm xem nhiều, từ đó chạy các nội dung tiếp thị, khuyến mãi dành cho sản phẩm này trên màn hình để tác động đến quyết định mua sắm của họ.
- Và nhiều ứng dụng khác
Có rất nhiều ứng dụng IoT khác nhau dùng với hệ thống Digital Signage. Bạn có thể tham khảo phần trả lời của câu hỏi "IoT là gì?..."
Bạn gửi yêu cầu của mình cho chúng tôi ở đây. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và trả lời cụ thể hơn cho Bạn. Xin cám ơn Bạn.
Chi phí đầu tư
Một số nhà cung cấp có thể cung cấp phần mềm CMS miễn phí hoặc giá rẻ cho các hệ thống nhỏ hoặc đơn giản.
Một số nhà cung cấp thiết bị Digital Signage (cung cấp media player, màn hình LED, LCD chuyên dụng,...) cũng có có phần mềm miễn phí đi kèm khi mua thiết bị từ họ.
Có vài nhà cung cấp phần mềm miễn phí và tính phí cùng lúc. Các phần mềm miễn phí thường bị giới hạn tính năng và số màn hình nó hỗ trợ, thường là chỉ một màn hình.
Nếu Bạn muốn xài phần mềm miễn phí cho nhiều màn hình với nhiều tính năng hơn, Bạn có thể xem xét phần mềm mã nguồn mở Concerto
Có nhiều cách để có một màn hình Digital Signage rẻ tiền và không cần phải mua phần mềm quản lý, sau đây là một số cách chỉ sử dụng mỗi Smart TV để làm màn hình Digital Signage:
- Smart TV, loại chạy hệ điều hành Android TV là tốt nhất, và một bộ nhớ USB: Bạn tham khảo cách làm theo video sau trên YouTube
- Smart TV và Google Slides: Bạn làm theo video hướng dẫn ở đây. Chú ý đọc kỹ tài liệu kèm theo này.
Lưu ý các cách trên phù hợp cho việc chạy các file ảnh hay video lần lượt, và Bạn cần thiết kế file ảnh dưới dạng poster để tăng hiệu quả. Tham khảo các mẫu thiết kế poster có nhiều trên mạng.
Chúc Bạn thành công với dự án Digital Signage của mình.
Đối với phần mềm CMS có tính phí, giá cả phụ thuộc vào từng nhà cung cấp phần mềm, loại phần mềm mua và cài đặt một lần hay dạng thuê bao SaaS, và số lượng máy tính và màn hình bạn muốn quản lý. Một số nhà cung cấp khác có thể tính phí hàng tháng hoặc hàng năm cho việc sử dụng phần mềm CMS của họ.
Bạn nên so sánh các tính năng và chi phí của các nhà cung cấp khác nhau để chọn ra cái phù hợp nhất với ngân sách và yêu cầu của bạn.
Giá cả cụ thể thì phụ thuộc vào từng giải pháp một. Bạn liên hệ với chúng tôi để được chào giá.
Tùy theo quy mô, mục đích ứng dụng của hệ thống Digital Signage (DS), Bạn có thể xem xét một số chi phí có thể cần đầu tư thêm như sau:
- Chi phí thiết kế: Nếu Bạn có yêu cầu cao về chất lượng và mức độ phù hợp của thiết kế giao diện trên màn hình DS, có thể Bạn cần mua máy tính chuyên dùng cho thiết kế đồ họa và làm video, mua phần mềm thiết kế đồ họa và biên tập video.
- Bạn cần các nội dung đặc thù từ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, thì Bạn cần có cho phí hàng năm cho các dịch vụ này. Ví dụ dịch vụ cung cấp tin tức, giá cả, chứng khoán, tỷ giá, thể thao, thời tiết, lịch trình chuyến bay, ...
- Chi phí tích hợp với phần mềm quản lý doanh nghiệp (CRM, POS, ERP, PMS, MIS,...): Bạn cần có chi phí cho công ty phát triển hay bán phần mềm quản lý hỗ trợ lập trình cho Bạn. Hoặc trả các chi phí hàng năm cho các công cụ trung gian giúp cho việc tích hợp này như Zapier, AnyConnector, ...
- Chi phí mua máy tính, máy chủ và phần mềm hệ điều hành, MS Office, ... Chi phí mua thiết bị mạng, WiFi, 3G, thiết bị và phần mềm bảo mật.
- Chi phí triển khai lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu hệ thống DS.
- Các chi phí cho kết nối mạng và internet: Thuê đường truyền cáp quang hay 3/4G, ...
- Chi phí phụ kiện như giá treo màn hình, cáp các loại, ...
Trên đây là một số chi phí phổ biến nhất, ngoài ra có các chi phí phát sinh khác do đặc thù doanh nghiệp hay vị trí lắp đặt, ví dụ chi phí thuê vị trí, ...
Để khai thác và vận hành một cách hiệu quả hệ thống Digital Signage (DS), Bạn cần phân bổ các chi phí sau:
- Chi phí thiết kế: Nếu Bạn có nhân viên thiết kế đồ họa và làm video, có thể Bạn cần mua ảnh và video có bản quyền khi cần thay đổi thiết kế hay nội dung, ... Hoặc Bạn cần có chi phí mua các mẫu thiết kế sẳn trên các trang chuyên về mẫu thiết kế như template.net, postermywall.com
- Chi phí làm nội dung: Bên cạnh các nội dung Bạn tự sản xuất, nếu Bạn cần các nội dung đặc thù từ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, thì Bạn cần có cho phí hàng tháng cho các dịch vụ này. Ví dụ dịch vụ cung cấp tin tức, giá cả, chứng khoán, tỷ giá, thể thao, thời tiết, lịch trình chuyến bay, ...
- Nếu Bạn có tích hợp với phần mềm quản lý doanh nghiệp (CRM, POS, ERP, PMS, MIS,...) với hệ thống DS và sử dụng các công cụ trung gian giúp cho việc tích hợp này như Zapier, AnyConnector, ... Bạn cần chi phí hàng năm cho các công cụ này.
- Chi phí cho nhân sự vận hành và quản lý thiết bị, bảo trì và sửa chữa thiết bị.
- Các chi phí cho kết nối mạng và internet: Duy trì và cập nhật phần mềm cho thiết bị mạng, WiFi, thuê đường truyền cáp quang hay 3/4G, ...
- Chi phí duy trì và cập nhật phần mềm chống virus, phần mềm an ninh bảo mật, ...
- Chi phí điện năng tiêu thụ của hệ thống DS.
- Chi phí thuê vị trí lắp đặt màn hình, kiosk. Chi phí an ninh bảo vệ.
Thực tế là có nhiều đơn vị - doanh nghiệp chú trọng chi phí đầu tư mà ít phân bổ chi phí và nhân lực cho việc khai thác và vận hành hệ thống hàng ngày. Điều này sẽ dẫn đến hệ thống DS mau xuống cấp, chất lượng nội dung không cao, thiết bị mau giảm chất lượng, hay gặp sự cố, ... dẫn đến hiệu quả đầu tư ban đầu bị lãng phí. Vì vậy cần chú ý đến cấp ngân sách hàng năm phù hợp cho hệ thống DS của Bạn là một trong những điều kiện quan trọng để có một hệ thống DS hiệu quả.
Tùy thuộc nhà cung cấp thiết bị và phần mềm DS của Bạn, các chi phí bảo trì và bảo hành sau Bạn cần tính đến:
- Chi phí gia hạn bảo hành hay bảo trì thiết bị: Thiết bị thường được cập nhật phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố, sửa chữa thay thế linh kiện miễn phí, ... khi nó còn hạn bảo hành. Khi hết hạn bảo hành, có thể Bạn cần gia hạn việc bảo hành - bảo trì để được tiếp tục hưởng các dịch vụ hậu mãi này.
- Chi phí phần mềm: Nếu bạn sử dụng phần mềm SaaS, Bạn không phải lo các chi phí nâng cấp, cập nhật, sửa lỗi, hỗ trợ kỹ thuật, ... Nhưng nếu Bạn dùng phần mềm cài đặt tại máy tính (on-premise), Bạn có thể phải mua các dịch vụ gia hạn bảo hành - bảo trì để phần mềm luôn được cập nhật, nâng cấp và hỗ trợ kỹ thuật khi cần.
- Chi phí kiểm tra, vệ sinh thiết bị định kỳ: Media player và màn hình định kỳ cần được kiểm tra về điện, cáp đấu nối, làm vệ sinh để đảm bảo tỏa nhiệt tốt, chất lượng hình ảnh rõ đẹp, và làm tăng tuổi thọ thiết bị, hạn chế sự cố.
Bạn tham khảo các câu trả lời về chi phí ở trên giúp. Cám ơn Bạn nhiều.
Để tiết kiệm chi phí khi triển khai Digital Signage (DS), bạn có thể tham khảo một số cách thức triển khai đầu tư như sau:
- Đưa ra mục đích ứng dụng, đối tượng người xem, quy mô hệ thống, vị trí lắp đặt, kết quả mong muốn đạt được, … phù hợp, vừa tầm với khả năng quản trị và chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì về sau. Số lượng màn hình cũng cân nhắc tính toán hợp lý. Tránh lắp đặt ở các vị trí ít người qua lại.
- Chọn các thiết bị phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn không cần phải mua những thiết bị chính như media player hay màn hình LCD quá cao cấp hoặc quá nhiều tính năng nếu không cần thiết. Tránh xa các thiết bị và phần mềm rẻ tiền nhưng chất lượng, độ bền, độ ổn định, tính năng, … chưa được chứng minh vì chúng sẽ làm tăng chi phí vận hành, bảo trì và sửa chữa về sau.
- Sử dụng các phần mềm quản lý DS dạng SaaS (thuê bao phần mềm). Khi đó Bạn chỉ trả chi phí phần mềm cho đúng số lượng màn hình/media player sẽ dùng, không phải mua cho số lượng lớn như khi mua phần mềm một lần. Đây là một giải pháp tiện lợi và linh hoạt, giúp bạn tiết kiệm chi phí duy trì và cập nhật phần mềm. Nó cũng giúp Bạn dễ dàng thay đổi nhà cung cấp về sau mà không phải trả giá cho nó quá lớn.
- Xây dựng chiến lược làm nội dung từ đầu: Thiết kế giao diện, làm nội dung một cách sáng tạo và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến để tạo ra những nội dung thu hút và đa dạng với chi phí tiết kiệm. Chú ý tận dụng các mẫu thiết kế chuyên nghiệp sẵn có để tiết kiệm thời gian, nhân lực nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về mặt thiết kế. Lựa chọn nhân sự phù hợp cho việc thiết kế, làm nội dung, vận hành hệ thống này là một yếu tố quan trọng để dự án DS của Bạn thành công.
- Nếu có nhu cầu đầu tư hệ thống lớn và phức tạp, cần đầu tư thử nghiệm hệ thống DS trước ở vài vị trí điển hình trong một thời gian từ 3 – 6 tháng, rồi thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi để điều chỉnh hệ thống về thiết kế, nội dung, các ứng dụng cần dùng, … trước khi triển khai hàng loạt cho dự án.
- Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp cho các dự án lớn và phức tạp để có được một hệ thống DS tối ưu về chi phí nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu ban đầu của Bạn.
- Lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm và thiết bị dựa trên kinh nghiệm và uy tín của họ, không dựa vào giá rẻ họ chào. Và Bạn cần chú ý tìm hiểu các điều khoản bảo hành – bảo trì của các nhà cung cấp thiết bị và phần mềm tiềm năng.
Bên cạnh phần mềm quản lý hệ thống Digital Signage, có thể Bạn đầu tư thêm các phần mềm sau nếu thấy cần thiết:
Nếu Bạn có một hệ thống Digital Signage lớn và phức tạp, gồm hàng trăm media player và màn hình, cùng với hệ thống mạng có yêu cầu an ninh bảo mật cao, có hệ thống máy chủ để lưu trữ các file multimedia, ... thì bạn nên có nhân viên IT để phụ trách vận hành, quản lý, bảo trì, sửa chữa cho cả hệ thống. Tuy nhiên Bạn có thể thuê ngoài các dịch vụ này.
Nếu Bạn muốn hệ thống Digital Signage của mình mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thị - quảng cáo sản phẩm, gia tăng trải nghiệm khách hàng, ... thì Bạn có thể cần nhân viên thiết kế đồ họa chuyên trách để sản xuất những giao diện, nội dung bắt mắt, có hiệu quả truyền thông cao, thường xuyên được thay đổi cập nhật, ...cho hệ thống DS.
Không phải chúng tôi 😉
Tùy theo mô hình tổ chức của đơn vị - doanh nghiệp của mình, Bạn có thể phân công các bộ phận có cùng mục đích như của ứng dụng Digital Signage. Ví dụ nếu cho mục đích tiếp thị - quảng cáo sản phẩm, thì bộ phận liên quan sẽ là phòng Marketing hay Kinh doanh. Nếu là cập nhật tình hình sản xuất - kinh doanh, thì bộ phận liên quan có thể là phòng Kinh doanh, phòng Kế hoạch - Điều độ,... Ngoài ra bộ phận IT hay quản lý tòa nhà thường có trách nhiệm quản lý hệ thống thiết bị media player, màn hình, mạng máy tính, mạng điện, ...
Hiện tại chúng tôi không có dịch vụ cho thuê thiết bị và phần mềm Digital Signage.
Rất tiếc là chúng tôi không có dịch vụ này. Bạn có thể tìm kiếm nhà cung cấp bằng cách hỏi bác Google hay anh ChatGPT 😉