Thiết bị và Phụ kiện

Bạn cần ít nhất một máy tính (PC) để chạy phần mềm quản lý nội dung của bạn và ít nhất một máy tính (còn gọi là Media Player) để kết nối với các màn hình hiển thị. Và một màn hình, có thể là tấm LED, màn hình LCD, hay Smart TV. Bạn cũng cần có kết nối internet để gửi nội dung từ máy tính quản lý sang Media Player.

Nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý nội dung dạng Saas (thuê bao) thì gần như tất cả các máy tính đều có thể dùng được vì chỉ cần trình duyệt web là Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản phần mềm quản lý của mình. Mọi thao tác cần sức mạnh tính toán của máy tính đều do các máy chủ trên điện toán đám mây xử lý giúp Bạn rồi.

Để chạy phần mềm Digital Signage loại cài đặt trên máy tính hay máy chủ loại mua một lần và gia hạn bảo trì hàng năm, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra cấu hình máy tính khuyến nghị cho Bạn. Thường thì các máy này yêu cầu cấu hình mạnh về tốc độ CPU, khả năng đồ họa và bộ nhớ đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu xử lý các file multimedia như hình ảnh và video. 

Có. Vì phần lớn phần mềm Digital Signage hiện đại có thể chạy trên máy Mac và Windows. Một số hãng phần mềm như Visix chỉ hoạt động trên Windows. 

Các phần mềm chúng tôi cung cấp hầu hết chỉ cần dùng trình duyệt web để chạy phần mềm, do đó tất cả các máy tính đều hỗ trợ, kể cả máy tính chạy Chrome OS hay Linux OS và các loại máy tính bảng (tablet).

Có rất nhiều loại màn hình trên thị trường với công nghệ, kích thước, tính năng, ... khác nhau, phù hợp cho nhiều ứng dụng hay môi trường hoạt động khác nhau.

Nếu ứng dụng của Bạn đơn giản, thời gian sử dụng trong ngày thấp (10 giờ trở xuống) thì Bạn có thể dùng các loại màn hình phổ biến như màn hình LED, LCD, Smart TV.

Nếu ứng dụng của Bạn phức tạp, cần chạy liên tục từ 12 - 24 giờ mỗi ngày, Bạn nên chọn loại màn hình hiển thị dành riêng cho Digital Signage (commercial displays) thay vì loại phổ thông (hàng tiêu dùng - consumer displays). Lý do là loại màn hình chuyên dụng được thiết kế để sử dụng liên tục 16 giờ hay hay 24 giờ mỗi ngày, và tất cả các ngày trong tuần (còn gọi là 16/7 hay 24/7) , có độ sáng và độ tương phản cao, có thể xoay ngang hoặc dọc, có nhiều tính năng khác nữa như chịu bụi, chịu nước và có bảo hành lâu dài 3 -5 năm.

Để kiểm tra và khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thông Digital Signage (DS), bạn cần xác định nguyên nhân và giải pháp cho từng thành phần của nó. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Nếu màn hình của bạn bị tối hoặc không hiển thị gì: Bạn nên kiểm tra nguồn điện, cáp kết nối và thiết lập độ sáng của màn hình. Bạn cũng nên kiểm tra xem có bụi bẩn hay vật cản nào che khuất màn hình không.
  • Nếu hình ảnh của bạn bị méo hoặc không rõ nét: Bạn nên kiểm tra tỉ lệ, độ phân giải và kích thước của hình ảnh. Bạn cũng nên kiểm tra chất lượng và định dạng của hình ảnh.
  • Nếu âm thanh của bạn bị rè hoặc không nghe được: Bạn nên kiểm tra loa, cáp âm thanh và thiết lập âm lượng của giao diện. Bạn cũng nên kiểm tra chất lượng và định dạng của âm thanh.
  • Nếu màn hình DS của bạn bị treo hoặc không tương tác được: Bạn nên kiểm tra phần mềm, máy tính và kết nối internet của giao diện. Bạn cũng nên khởi động lại giao diện hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.
  • Nếu media player hay màn hình của bạn bị hư hỏng do thời tiết hoặc va chạm: Bạn nên sử dụng các vỏ bọc hoặc chống sốc để bảo vệ giao diện. Bạn cũng nên sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị hư hỏng.

Nếu Bạn quyết định chỉ dùng Smart TV cho hệ thống Digital Signage (DS) của mình và không cần media player nữa,  thì Bạn có các lựa chọn sau:

  • Smart TV chạy hệ điều hành Android TV hay Google TV (là phiên bản mở rộng của Android TV). Rất nhiều hãng sử dụng hai hệ điều hành này như Sony, Philips, TCL, Toshiba, Sharp, Xaomi, Beko, Casper, ...
  • Samsung Smart TV sử dụng hệ điều hành riêng là Tizen OS, nhưng do có thị phần TV lớn nên được rất nhiều phần mềm DS hỗ trợ.
  • LG Smart TV sử dụng hệ điều hành của mình là WebOS. Cũng như Samsung, TV LG cũng được rất nhiều phần mềm quản lý DS hỗ trợ.  

Bạn lưu ý là máy tính cũng như bộ nhớ bên trong của Smart TV khá hạn chế về sức mạnh và dung lượng, do đó Smart TV chỉ phù hợp với các ứng dụng DS đơn giản, gọn nhẹ, ít thay đổi nội dung trong ngày hay tuần. Nó phù hợp với cửa tiệm hay văn phòng nhỏ.

Một số sự khác nhau giữa LCD chuyên dụng (hay còn gọi là LCD công nghiệp) và LCD dân dụng (như LCD dân dụng, màn hình máy tính, Smart TV, ...) có thể được liệt kê như sau:

LCD công nghiệp sử dụng linh kiện có độ bền cao hơn, chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bụi bẩn, nước, … nên có thể được sử dụng ngoài trời. LCD dân dụng thường chỉ phù hợp với các điều kiện bình thường trong nhà.

LCD công nghiệp có tuổi thọ lâu hơn, có thể hoạt động liên tục 16/7 hay 24/7. LCD dân dụng thường chỉ hoạt động trong khoảng thời gian ngắn và cần tắt khi không sử dụng để tiết kiệm điện và tránh hư mòn.

LCD công nghiệp có giá thành cao hơn do yêu cầu cao về chất lượng và hiệu suất làm việc, được bảo hành dài lâu dài,  số lượng sản xuất ít chỉ theo đặt hàng. LCD dân dụng có giá thành rẻ hơn do sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và có cạnh tranh cao.

Bạn có thể sử dụng các thiết bị chia tín hiệu video (signal splitters) để kết nối một media player với nhiều màn hình hoặc video wall. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hiển thị cùng một nội dung trên tất cả các màn hình hoặc video wall này. Nếu bạn muốn hiển thị các nội dung khác nhau trên các màn hình khác nhau, bạn sẽ cần có nhiều media player tương ứng.

Media player là một máy tính dành cho việc chạy các file multimedia (văn bản, hình ảnh, video, live streaming, data) để hiển thị hình ảnh lên màn hình Digital Signage.  Nó nhận các tệp tin multimedia từ máy tính chạy phần mềm quản lý Digital Signage thông qua kết  nối mạng máy tính.

Media player  có nhiều hình dạng khác nhau: dạng thẻ (stick), dạng hộp, dạng mô đun hay dạng card.

Media player thường được cài hệ điều hành phổ biến như Windows, Android Mobile, Android TV, Chrome OS hay Linux. Android là hệ điều hành được dùng phổ biến nhất, thứ đến là Windows.

Do đặc thù hệ sinh thái khép kín của hãng Apple, các máy tính chạy hệ điều hành MacOS ít khi được sử dụng làm media player.

Bạn nên chọn media player dựa trên hai yếu tố: Khả năng xử lý và khả năng kết nối.

Khả năng xử lý là tốc độ và dung lượng của media player để hiển thị các loại nội dung khác nhau.

Khả năng kết nối là cách thức media player giao tiếp với máy chủ phần mềm và màn hình.

Ngoài ra, Bạn cần chọn media player phù hợp với nhu cầu ứng dụng đơn giản hay phức tạp, thời gian sử dụng liên tục là dài hay ngắn và các yêu cầu khác như tương thích với phần mềm Digital Signage đã chọn trước, kích thước to hay nhỏ, lắp ngoài trời hay trong nhà, ...

Media player có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau như Android Mobile, Android TV, Chrome OS, Linux hoặc Windows. Mỗi hệ điều hành có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên chọn media player có hệ điều hành được phần mềm quản lý Digital Signage hỗ trợ và phù hợp với nhu cầu ứng dụng của Bạn. Đa số các nhà phát triển phần mềm DS đều hỗ trợ Android media player.

Với các ứng dụng Digital Signage phức tạp, có nội dung phong phú và thay đổi nhanh, sử dụng nhiều video cho các giao diện, sử dụng màn hình cảm ứng, ... thì media player với hệ điều hành Windows là lựa chọn tốt nhất. 

Còn với các ứng dụng đơn giản, thiên về văn bản và hình ảnh, ít thay đổi, chạy thời gian ngắn trong ngày thì một máy tính tí hon Raspbery Pi chạy Linux giá chỉ loanh quanh 1 triệu sẽ đáp ứng được.

 Media player có thể cập nhật nội dung từ máy chủ phần mềm một cách tự động hoặc thủ công. Bạn nên chọn media player có khả năng cập nhật tự động để tiết kiệm thời gian và công sức.

Media player có thể bị tấn công bởi các hacker hoặc virus. Bạn nên chọn media player có các tính năng bảo mật như mã hóa, khóa màn hình hoặc xác thực người dùng.

Có nhiều Media player có các tính năng cao cấp như có tính bảo mật cao,  tắt/mở điều khiển từ xa, chạy theo lịch trình cho trước, thu thập dữ liệu trạng thái hoạt động để gửi về trung tâm, hỗ trợ chuẩn đoán, khắc phục sự cố, nâng cấp phần mềm (firmware) từ xa, chạy liên tục 24/7, không tỏa nhiệt nhiều hay gây tiếng ồn, lắp được ngoài trời, chịu bụi và nước, kháng khuẩn, ... 

Scroll to Top